Kinh doanhTài chính

Tuyến đường vành đai 2 Hà Nội có đặc điểm gì?

Nếu bạn đang tìm hiểu về các tuyến đường vành đai của thủ đô Hà Nội thì ngay sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản liên quan đến tuyến đường vành đai 2. Hi vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mời các bạn cùng dõi theo!

Tuyến đường vành đai 2 là gì?

Đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội, có tổng chiều dài là 43,6 km, chạy qua địa bàn các quận Long Biên, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Đông Anh, Tây Hồ, Thanh Xuân. 

Có 2 cầu vượt sông Hồng trên đường vành đai 2 là cầu Vĩnh Tuy và cầu Nhật Tân, 1 cầu vượt sông Đuống là cầu Đông Trù.

Chức năng của tuyến đường vành đai 2 Hà Nội

Tuyến đường vành đai 2 được xây dựng nhằm tạo cho người dân có nhiều sự lựa chọn khi tham gia giao thông, giúp sự di chuyển thông thoáng và dễ dàng hơn. Khi có tuyến đường vành đai, người dân có thể di chuyển từ địa phương này qua địa phương khác mà không cần đi qua trung tâm thành phố đông đúc và ùn tắc vào những giờ cao điểm.

Xem thêm: Dự án Đại Kim Định Công – Cơ hội đầu tư năm 2020

Lợi ích của tuyến đường vành đai 2 là gì?

Tuyến đường vành đai 2 sẽ tạo nên sự kết nối đồng bộ cho các tuyến đường của địa phương, làm giảm tình trạng ách tắc giao thông tại những tuyến đường trung tâm. Hơn nữa, sự kết nối này sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động thương mại, vận tải, thông thương mua bán trong khu vực của người dân.

Những dự án quy hoạch liên quan đến đường vành đai 2

Theo thông tin mới nhất năm 2020, cầu Vĩnh Tuy là đường vành đai 2 trên cao nối với Ngã Tư Sở có chiều dài 5,1km, đã được khởi công vào tháng 4/2018 và dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

Khu đô thị liền kề Thanh Hà Cienco 5: Sự hài hòa đến hoàn hảo

Tiến độ xây dựng đường vành đai 2

Tính đến năm 2016, việc xây dựng đường vành đai 2 đoạn từ Ngã Tư Sở – Nhật Tân đã được hoàn thành. Hiện nay, UBND thủ đô Hà Nội đang tập trung mở rộng đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng và đường vành đai 2 trên cao đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở.

Đặc điểm của tuyến đường Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng

Tuyến đường này có chiều dài 3,1km, mặt cắt rơi vào khoảng 53,5 – 63,5m, điểm đầu giao với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối giao với đường Giải Phóng. Sau khi hoàn thành tuyến đường này, làn xe sẽ được mở rộng, gồm 6 làn dành cho xe cơ giới và 2 làn dành cho xe thô sơ. Dải phân cách rộng 4m ở giữa và vỉa hè rộng 4 – 6m mỗi bên.

Bạn sẽ hối hận cả đời với những quyết định tài chính sai lầm

Một số tuyến đường vành đai khác của Hà Nội

Ngoài tuyến đường vành đai 2 thì Hà Nội còn có những tuyến vành đai sau: Tuyến đường vành đai 1, tuyến đường vành đai 2.5, tuyến đường vành đai 3 và tuyến đường vành đai 4.

Lưu ý khi thi công đường vành đai 2

Khi thi công xây dựng đường vành đai 2 cần có hệ thống rào chắn an toàn, chắc chắc ở hai bên đường. Các cột mốc, biển hiệu chỉ đường luôn phải đầy đủ và chính xác để định hướng rõ ràng cho người tham gia giao thông trở nên thuận tiện hơn.

Ngoài ra kết cấu mặt đường chắc chắn để bảo đảm cho xe chạy tốc độ cao. Nguyên vật liệu xây dựng các tuyến đường phải đảm bảo đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Trong quá trình hoạt động thi công phải giám sát nghiêm ngặt và đúng kỹ thuật.

Trên đây là những chia sẻ về tuyến đường vành đai 2 Hà Nội. Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm cho mình nhiều thông tin về tuyến đường này. Chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống!

 

Comment here