Hiện nay với xu hướng phát triển của lĩnh vực xây dựng hiện đại thì dầm bê tông cốt thép ngày càng được ưa chuộng. Và được rộng rãi hơn trong đa dạng các công trình xây dựng khác nhau. Từ việc thi công nhà mái thái cho đến việc xây các xí nghiệp, công trình,… thì chúng đều hỗ trợ hoàn thành công việc rất hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về công cụ trên qua bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm về dầm bê tông cốt thép
Đây là một loại cấu kiện bao gồm chủ yếu là bê tông và cốt thép. Được thiết kế và thi công để tạo ra dầm bê tông với chất liệu từ cốt thép. Hình dạng thông thường của chúng là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Về kích thước thì sẽ phụ thuộc vào diện tích của công trình.
Chúng được thiết kế là một cấu kiện chịu uốn. Bên cạnh đó thì còn có thể chịu nén. Tuy nhiên, khả năng chịu nén của chúng thường sẽ thấp hơn so với chịu uốn.
Dầm bê tông làm từ cốt thép.
Yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo của dầm bê tông cốt thép
Công cụ nào muốn tạo ra được những sản phẩm tốt nhất. Thì bản thân chúng phải đảm bảo chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật nhất định. Dầm bê tông cốt thép cũng không ngoại lệ. Vậy nên, bạn có thể tham khảo về cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật của chúng dưới đây.
– Một cốt thép trong dầm thường gồm có cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai, cốt xiên. Và bên trong dầm luôn bắt buộc phải có 4 cốt dọc ở 4 góc. Còn cốt đai và cốt xiên có thể không có.
– Cốt dọc chịu lực của dầm thường sử dụng các nhóm như AII, AIII hoặc CII, CIII với đường kính là 12 – 40mm.
– Cốt đai trong dầm giúp hỗ trợ chịu lực ngang cho dầm. Thường sử dụng nhóm CI hoặc AI với đường kính khoảng 4mm.
– Lớp bảo vệ cốt thép là khoảng cách từ mép ngoài bê tông đến mép cốt thép. Gồm 2 lớp là lớp bảo vệ cốt đai và lớp bảo vệ cốt dọc. Có tác dụng giúp bảo vệ thép khỏi bị rỉ sét từ môi trường.
– Khoảng cách thông thủy giữa 2 cốt thép là từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia. Chúng phải được đảm bảo để khi đổ bê tông không bị kẹt đá.
Chất lượng dầm quyết định đến chất lượng công trình.
So sánh dầm bê tông cốt thép với dầm thép
Do hiện nay kết cấu thép đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong đa dạng các công trình khác nhau. Nên việc sử dụng dầm bê tông làm từ cốt thép đã không còn phổ biến nữa. Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề trên? Chúng ta sẽ so sánh chúng sau đây.
Chịu được các nhịp lớn
Trong quá trình sử dụng, người ta đã nhận ra việc dầm thép có khả năng chịu và vượt được các nhịp lớn tốt hơn bê tông cốt thép. Bên cạnh đó, khi vượt nhịp lớn thì chiều cao dầm thép sẽ không quá lớn nên sẽ tiết kiệm được không gian lưu trữ. Vậy nên, với những công trình có kết cấu nhịp lớn như sân vận động, nhà ga máy bay, trường học,… thì sử dụng dầm thép là hiệu quả nhất.
Trọng lượng nhẹ nên dễ dàng thi công
Bản chất của thép đương nhiên sẽ nhẹ hơn bê tông nên chúng giúp dễ dàng trong việc di chuyển. Đồng thời, tháo lắp dễ dàng và đảm bảo an toàn tốt trong khi thi công. Ngoài ra còn tạo không gian sử dụng rộng rãi và không làm ảnh hưởng đến công năng sử dụng của kho xưởng.
Trọng lượng nặng nên khó di chuyển khi thi công.
Việc hiểu biết các thông tin về các loại công cụ hỗ trợ, bao gồm cả dầm bê tông cốt thép. Sẽ giúp ích được cho những ai làm trong lĩnh vực thi công xây dựng. Và nếu như bạn còn thắc mắc về các vấn đề liên quan. Hãy liên hệ trực tiếp qua số Hotline 0866022789. Hoặc truy cập vào website: Nexsun để nhận được sự tư vấn tận tình nhất nhé.
Comment here