Kinh doanh

Một doanh nghiệp hoạt động có cần thiết phải khắc dấu hay không?

Một câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp: Một doanh nghiệp hoạt động có cần thiết phải khắc dấu hay không? Đặt trong tình cảnh tổng giám đốc của một công ty nào đó không bàn giao giấy tờ và con dấu cho tổng giám đốc nhiệm kỳ mới. Khi không có con dấu công ty sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết công việc thường ngày bởi con dấu và các văn bản đóng dấu là những yếu tố chứng minh tính pháp lý của doanh nghiệp.

Giá trị pháp lý của văn bản phụ thuộc vào con dấu

Một doanh nghiệp hoạt động có cần thiết phải khắc dấu hay không?

Theo Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, con dấu có chức năng thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các tổ chức, cơ quan và chức danh nhà nước. Tuy nhiên, về mặt lý luận pháp luật về thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý vẫn chưa rõ ràng. Thực tế cho thấy rằng các văn bản, tài liệu của tổ chức, cơ quan chưa được đóng dấu thì sẽ không có hiệu lực.

Nếu hợp đồng được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền nhưng chưa có mộc tròn mực đỏ thì cũng sẽ bị trả về. Con dấu dường như trở thành công cụ bảo vệ cho chữ ký của người đứng tên trên bất kỳ văn bản quan trọng nào của doanh nghiệp.

Vai trò của con dấu trong giao dịch thương mại

Một doanh nghiệp hoạt động có cần thiết phải khắc dấu hay không?

Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản nào đề cập đến hình thức của giao dịch dân sự được thiết lập bằng văn bản kèm theo con dấu. Thực tế cho thấy con dấu rất dễ bị mất, thất lạc, bị trộm cắp, chiếm đoạt. Trong một số trường hợp, chữ kỹ của người có thẩm quyền cũng đủ điều kiện cho hiệu lực của văn bản mà không cần thêm công cụ chứng minh nào khác.

Pháp luật không thể phủ nhận vai trò của con dấu nhưng vai trò đó đã không còn ý nghĩa trong giao dịch điện tử, hợp đồng thương mại điện tử.

Nỗi lo về con dấu

Con dấu rất quan trọng đối với doanh nghiệp đến mức không được tùy ý sử dụng và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu. Xét về mặt lập pháp thì đây là nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Nghĩa vụ này buộc người đại diện theo pháp luật phải chịu những xử lý vi phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

Trong trường hợp nếu người đại diện là người nước ngoài thì nỗi lo về con dấu có thêm sự bất an khi văn bản được đóng dấu hàng ngày đều bằng ngôn ngữ mà họ khó hiểu được. Lúc này, họ chỉ còn cách trông chờ và tin tưởng vào sự trung thành của những người phụ tá của họ.

>>Xem thêm:

Doanh nghiệp có cần thiết phải có con dấu hay không?

Một doanh nghiệp hoạt động có cần thiết phải khắc dấu hay không?

Xét về mặt lý luận thì sự xuất hiện của con dấu không làm thay đổi bản chất của doanh nghiệp. Không có con dấu, doanh nghiệp vẫn có thể được công nhận giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập công ty. Một sự thật rõ ràng là có con dấu thì doanh nghiệp vừa tốn kém và vừa phải mang nỗi lo về quản lý và sử dụng con dấu.

Thực tế cho thấy con dấu có mức ảnh hưởng khá lớn trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng không đề cập quy định bắt buộc của con dấu với doanh nghiệp. Vì thế những văn bản không có con dấu không vì thế mà không có giá trị pháp lý. Trong tương lai, có lẽ Nhà nước sẽ mãi bỏ những quy định về con dấu của doanh nghiệp để giảm bớt những rắc rối, thủ tục hành chính, và hệ lụy không đáng có.

Nếu quý khách có nhu cầu muốn làm con dấu hãy đến với GTGT Việt Nam. GTGT luôn đảm bảo mang lại sự hài lòng với khách hàng bởi sự nhiệt tình của nhân viên và chất lượng sản phẩm.

Comment here