Tin tức

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG BẰNG HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

Ảnh minh họa

Theo thống kê của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), các tranh chấp hợp đồng xây dựng chiếm đến 40% tổng số các vụ tranh chấp hợp đồng do cơ quan này thụ lý giải quyết trong năm 2019.
Kết quả khảo sát cho thấy, tranh chấp hợp đồng xây dựng chủ yếu được phân loại vào một số nhóm cơ bản như sau:

  1. Tranh chấp liên quan đến thanh toán hoặc xác định nghĩa vụ thanh toán
    Các nguyên nhân chủ yếu của loại tranh chấp này là:
    (i) Thỏa thuận thanh toán không rõ ràng;
    (ii) Chủ đầu tư cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh toán;
    (iii) Nhà thầu phụ không nhận được thanh toán từ Nhà thầu chính do Nhà thầu chính (thanh toán giáp lưng back – to – back);
    (iv) Các bên không lưu trữ đầy đủ chứng từ thanh toán.
  2. Tranh chấp liên quan đến sự chậm trễ triển khai thi công công trình hoặc gia hạn tiến độ
    Các nguyên nhân chủ yếu của loại tranh chấp này là:
    (i) Các dự án xây dựng có nhiều Nhà thầu tham gia nhiều công đoạn khác nhau. Chỉ cần một Nhà thầu vi phạm nghĩa vụ thì có thể ảnh hưởng đến việc thi công của các Nhà thầu khác;
    (ii) Chủ đầu tư và Nhà thầu không có sự phối hợp chặt chẽ, hoạt động điều phối không rõ ràng;
    (iii) Có sự can thiệp hoặc không thực hiện đúng thủ tục với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    (iv) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
    (v) Chủ đầu tư vi phạm các quy định của hợp đồng (chậm bàn giao mặt bằng, chậm trễ xác nhận/chấp thuận…).
  3. Tranh chấp liên quan đến chất lượng, khối lượng công trình
    Các nguyên nhân chủ yếu của loại tranh chấp này là:
    (i) Nhà thầu chính và/hoặc Nhà thầu phụ không đủ năng lực, kinh nghiệm thi công;
    (ii) Nhà thầu không thi công đúng bản vẽ thiết kế, thực hiện không đúng theo yêu cầu tại hợp đồng;
    (iii) Nhà thầu phát sinh khối lượng công việc bổ sung so với dự toán giá trị hợp đồng ban đầu;
    (iv) Xảy ra sự kiện bất khả kháng ngoài khả năng kiểm soát của các bên.
  4. Tranh chấp liên quan đến bảo lãnh, bảo đảm (bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng)
    Các nguyên nhân chủ yếu của loại tranh chấp này là:
    (i) Các bên không có thỏa thuận rõ về việc giải quyết khi có rủi ro trong phương thức bảo lãnh;
    (ii) Ngân hàng bảo lãnh cho Nhà thầu từ chối hoặc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhà thầu vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng đã ký kết.
  5. Tranh chấp liên quan đến điều chỉnh giá của Hợp đồng
    Các nguyên nhân chủ yếu của loại tranh chấp này là:
    (i) Các bên không có thỏa thuận về việc giải quyết trong trường hợp có rủi ro về giá khi thị trường biến động, rủi ro về đồng tiền làm phương thức thanh toán không phù hợp;
    (ii) Lệch pha giữa các quy định pháp luật của chính quyền TW và địa phương về trượt giá;
    (iii) Các thỏa thuận, điều khoản điều chỉnh giá hợp đồng, công thức tính trượt giá… không rõ ràng dẫn đến việc các bên giải thích và áp dụng theo cách hiểu của riêng mình vì lợi ích của mình.

Ảnh minh họa

Tùy theo tính chất của dự án, hoàn cảnh của từng nhà đầu tư, từng công trình, luật pháp của mỗi quốc gia, trong mỗi tranh chấp, chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan cần tìm cho mình một giải pháp giải quyết tối ưu nhất giúp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như hiệu quả về tài chính.

Tại Việt Nam, bên cạnh những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến như Trọng tài và Tòa án thì Hòa giải thương mại cũng là một phương thức được các bên cân nhắc lựa chọn áp dụng trong các tranh chấp về hợp đồng xây dựng.

Vậy, hiểu thế nào là Hòa giải thương mại?

Theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này”.

Một khái niệm khác đó là: “Hòa giải là một quy trình linh hoạt được thực hiện thông qua một bên trung gian nỗ lực hỗ trợ các bên đi đến tìm ra một giải pháp giải quyết những xung đột, các bên hoàn toàn chủ động trong việc quyết định hòa giải. Toàn bộ quy trình, thông tin của quá trình hòa giải được bảo mật tuyệt đối” (Lược dịch theo từ điển World Bank).

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Hòa giải thương mại thường tuân thủ quy trình sau: Chuẩn bị – Mở đầu – Tìm hiểu thông tin – Đàm phán – Kết thúc.

Một số lưu ý khi thực hiện giải quyết tranh chấp bằng Hòa giải thương mại:

  1. Tranh chấp bị cấm thực hiện hòa giải

Tranh chấp bị cấm hòa giải

  • Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước
  • Những vụ án phát sinh từ giao dịch vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức

Hình thức hòa giải

  • Hòa giải thông qua Hòa giải viên thương mại, Ban giải quyết tranh chấp
  • Hòa giải trong tố tụng bởi trọng tài hoặc tòa án

Thỏa thuận điều khoản hòa giải

Thông tin bài viết có thể hữu dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.

Để biết thêm thông tin khác bạn có thể truy cập tại Gia Minh Thịnh để xem những thông tin hữu dụng khác.

Xem thêm bài viết khác:

Quy định về cách viết hóa đơn thuế suất 0%

– Quy định về hóa đơn hợp lệ trong công ty cổ phần

 

Comment here