Pháp luật

Những công việc của luật sư thường làm

Bạn đang định hướng ngành nghề trong tương lai và đang khó chọn cho mình một con đường học vấn cụ thể. Bạn đang quan tâm đến ngành Luật sư và chưa biết những công việc của Luật sư như thế nào? Vậy congdongtrithuc xin cung cấp những thông tin về nghề để bạn có cái nhìn tổng thể hơn và đưa ra sự lựa chọn qua bài viết dưới đây!

1. Công việc của Luật sư là gì?

Công việc của Luật sư là tư vấn các vấn đề liên quan đến luật pháp

Với một vị Luật sư thì nhiệm vụ cũng như trách nhiệm sẽ bao gồm nhũng công việc sau:

Khi nhắc đến công việc của Luật sư thì chúng ta sẽ hình dung nhiều nhất đến chức năng tư vấn về các vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến cá nhân hoặc tổ chức nào đó.

Đối với các doanh nghiệp thì công việc của Luật sư sẽ bao gồm cả tư vấn về các vấn đề pháp lý đối với các dự án và giao dịch của doanh nghiệp đó. Có thể là các vấn đề như xây dựng, mua bán bất động sản, ủy thác đầu tư, mua bán cổ phần/trái phiếu,…

Ngoài ra, Luật sư còn là người soạn thảo, rà soát, tham gia đàm phán tất cả các văn bản pháp lý của chủ thể. Những vấn đề này liên quan đến luật pháp bao gồm các quy định về lao động, mua bán hàng hóa/dịch vụ, đại lý, môi giới, tài trợ, bảo mật, hình sự…

Luật sư còn là người giám sát các vụ kiện nếu có và là người bào chữa cũng như đưa ra những chứng cứ minh oan cho chủ thể của mình.

Luật sư cũng sẽ là người liên lạc và cùng làm việc với các đại diện của pháp luật để đưa những những tư vấn pháp lý xác thực nhất. Luật sư còn là người tham gia soạn thảo hoặc đóng góp ý kiến với bộ phận soạn thảo để đưa ra những nhận xét hoặc quy định/quy trình pháp luật.

Trong một doanh nghiệp thì Luật sư sẽ là người rà soát các công văn/tài liệu của lãnh đạo trước khi gửi cho các cơ quan chính quyền, đối tác, khách hàng sao cho hợp lý với pháp luật.

Công việc của Luật sư cũng bao gồm việ thường xuyên cập nhật các thay đổi trong quy định của pháp luật và cung cấp thông tin mới nhất cho cấp trên cũng như các bộ phận liên quan.

Việc tư vấn vấn đề tuân thủ pháp luật của một cơ quan, doanh nghiệp cũng sẽ do Luật sư đảm nhiệm. Trường hợp có các vấn đề khiếu nại liên quan đến việc vi phạm quy định về tính tuân thủ trong công ty thì bạn sẽ là Luật sư bào chữa và là người đại diện đứng ra giải quyết cùng lãnh đạo.

2. Tiêu chuẩn công việc của Luật sư

Luật sư trước khi hành nghề cần có chứng chỉ

Để trở thành một Luật sư thì bạn cũng cần có những tiêu chuẩn riêng như: bằng cấp, đào tạo, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tố chất. Cụ thể như sau:

  • Điều tiên quyết để bạn trở thành một Luật sư là bạn phải có bằng tốt nghiệp đại học luật cũng có chứng chỉ hành nghề luật sư.
  • Trước khi tuyển Luật sư thì các công ty thường sẽ yêu cầu kinh nghiệm từ 3-5 năm  làm luật sư tư vấn trong công ty luật.
  • Là một người tư vấn thì bạn cần có những hiểu biết sâu rộng về pháp luật trong các lĩnh vực: quản trị doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng & tài chính, dân sự, lao động,… để đưa ra những tư vấn chính xác nhất.

Bên cạnh đó, Luật sư cần trang bị cho bản thân những kỹ năng giao tiếp tốt, những mối quan hệ rộng rãi với các công ty luật cũng như đảm bảo được khả năng làm việc cá nhân và biết cách sắp xếp công việc khoa học.

Và Luật sư là ngành nghề thường xuyên làm việc với cường độ cao và cần những người có khả năng chịu được áp lực cao.

Cuối cùng, những kỹ năng như  thành thạo máy tính và thành thạo tiếng Anh cũng như tiếng Việt sẽ giúp công việc của bạn nhanh chóng hoàn thiện và gặp nhiều thuận lợi.

Với những chia sẻ về công việc của Luật sư qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn định hướng được ngành nghề của mình nhanh chóng cũng như trang bị cho mình những kỹ năng  cần thiết để phát triển công việc.

Chúc bạn thành công!

Bạn dang trong quá trình khó khăn của vụ việc, hãy đến với Công ty Luật TNHH ICC Việt Nam – Tầng 4, số 11 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội hoặc liên hệ 0978.742.795 để được tư vấn.

>>

Cha mẹ cần làm gì để phòng chống xâm hại tình dục trẻ em?

Làm thế nào để ngăn chặn tội phạm công nghệ cao

thuoc kich duc nu gia re

Comment here