Tìm hiểu về chữ ký số và hóa đơn điện tử có cần đóng dấu của người mua trên hóa đơn luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu hiện nay. Khác với hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử không thể dùng chữ ký tay ký trực tiếp lên hóa đơn được, do vậy, nhiều khách hàng là cá nhân, không có chữ ký điện tử, không có USB Token thì phải làm thế nào?
Với mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử, thay thế cho hóa đơn giấy, chính phủ đã quy định về việc “tổ chức kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử”. Thêm vào đó, tại Thông tư 68/2019 cũng đã quy định cụ thể về thời hạn bắt buộc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn, chữ ký ký điện tử phải có các nội dung “chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng, năm lập và gửi hóa đơn”. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Do vậy, căn cứ và quy định của pháp luật, Bộ Tài chính hướng dẫn đối vớinhững trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua gồm:
Người mua không phải là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: Hợp đồng kinh tế;Phiếu xuất kho; Biên bản giao nhận hàng hóa; Biên nhận thanh toán; Phiếu thu…
Nhằm tạo sự thông thoáng hơn nữa, Bộ Tài chính cũng giao các cục thuế xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để hướng dẫn miễn tiêu thức chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử.
Tại Công văn 60008/CT-TTHT do Cục thuế TP. Hà Nội ban hành ngày 31/7/2019 cũng đã quy định về việc miễn chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử. Theo đó, khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ xuất hóa đơn điện tử phải bao gồm chữ ký của người bán, ngày tháng lập hóa đơn và chữ ký người mua duy nhất với trường hợp người mua là kế toán.
Khi phần mềm HTKK tự thoát ra ngoài cần phải khắc phục như thế nào?
Ngày một gia tăng tình trạng vi phạm hành chính thuế
Ngoài ra, cục Thuế sẽ nhận trách nhiệm xem xét từng trường hợp phát sinh do Bộ Tài Chính yêu cầu. Kết hợp với điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để thực hiện việc miễn chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử. Một số trường hợp thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính, trên hóa đơn điện tử có thể không cần có đầy đủ các nội dung bắt buộc.
Như vậy, trên hóa đơn điện tử bắt buộc phải có chữ ký của người bán mà không bắt buộc phải có chữ ký của người mua, trừ một số trường hợp đặc biệt. Quy định này được phát triển vô cùng phù hợp với thực tiễn hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp hiện nay.
Tổng kết lại, tiêu thức chữ ký trên hóa đơn điện tử chỉ bắt buộc đối với bên bán. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải lưu ý để triển khai thực hiện được tốt nhất. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử đã đên giai đoạn nước rút, đây là khoảng thời gian cuối để các doanh nghiệp chuyển đổi từ sử dụng hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử.
Comment here