Tin tức

Mua bảo hiểm y tế tự nguyện bằng cách nào?

Bên cạnh các loại bảo hiểm như BHXH, bảo hiểm nhân thọ,… bảo hiểm y tế tự nguyện là loại bảo hiểm được nhà nước tổ chức thực hiện nhằm hỗ trợ chi phí khám và chữa bệnh cho người dân. Do đó, những vấn đề xoay quanh bảo hiểm y tế tự nguyện luôn được nhiều người quan tâm. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là gì? Mua bảo hiểm y tế tự nguyện bằng cách nào? Người dân được hưởng quyền lợi thế nào khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Đối tượng tham gia BHYT tự nguyện

Theo luật bảo hiểm y tế 2008, có 5 đối tượng chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện:

– Học sinh, sinh viên;

– Người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm ngư nghiệp và diêm nghiệp;

– Thân nhân mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống cùng trong gia đình;

– Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể;

– Một số đối tượng khác.

Tuy nhiên, quy định mới nhất tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, chỉ những đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nêu trên mới được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

2. Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế tự nguyện

a. Địa điểm mua bảo hiểm y tế tự nguyện

– Tại những cơ quan bảo hiểm xã hội của xã, phường, thị trấn tại nơi cư trú

– Những đại lý chuyên bán bảo hiểm xã hội

b. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (mẫu số 01-TN)

– Bản sao giấy khai sinh

Trường hợp đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó thì thủ tục phải kèm theo bao gồm:

– Sổ BHXH;

– Bản quá trình đóng BHXH (do cơ quan BHXH nơi đi cấp);

– Đã tham gia BHXH bắt buộc: nếu không có bản quá trình đóng BHXH thì nộp kèm bản photo sổ BHXH;

– Chứng minh thư để đối chiếu với sổ BHXH

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú đối với những trường hợp tham gia theo hộ gia đình sẽ được giảm mức đóng BHYT.

c. Thủ tục đăng ký mua BHYT tự nguyện

– Xuất trình giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu hoặc giấy tạm trú;

– Ghi những thông tin về cá nhân vào tờ khai theo mẫu phát sẵn;

– Nộp tờ khai cùng với tiền phí bảo hiểm y tế cho những đại lý thu hoặc là cơ quan BHXH tại xã/ phường nơi bạn đang cư trú.

Sau khoảng 10 ngày tính từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc là các đại lý thu BHXH, người dân sẽ được giải quyết và cấp thẻ BHYT.

3. Quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

a. Mức hưởng chế độ hưu trí

Lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. 

Quy định về hóa đơn hợp lệ trong công ty cổ phần 

Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử cần lưu ý gì?

b. Mức hưởng chế độ tử tuất

Trợ cấp mai táng: Bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại là 14,9 triệu đồng) dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.

Trợ cấp tử tuất đối với thân nhân của người đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng, cứ mỗi năm:

– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng trước năm 2014);

– 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng từ năm 2014 trở đi);

– Tối đa 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu đóng chưa đủ 01 năm;

– Tối thiểu 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH nếu tham gia cả BHXH bắt buộc và tự nguyện.

Trợ cấp tử tuất đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:

– 48 tháng lương hưu đang hưởng nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu;

– Cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng nếu chết vào những tháng sau đó.

Comment here