KPI – Key Performance Indicators là một chỉ số dùng để đo lường đánh giá hiệu quả công việc của một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó trong việc đạt được các mục tiêu đề ra. Hiện nay, có rất nhiều các chỉ số KPI trong bán hàng, dưới đây là những chỉ số được dùng phổ biến nhất trong mảng sale.
1. Số contacts mới
Đối với người quản lý thì đây là chỉ số KPI trong bán hàng quan trọng mà họ thường xuyên nắm bắt. Với chỉ số Contacts sẽ cho người dùng nắm rõ các thông tin về
- Số hàng hóa
- Mặt hàng về trong thời gian gần nhất
- Đội ngũ kinh doanh đã liên hệ được với những ai, còn bao nhiêu chưa liên hệ được
- Tỷ lệ chuyển đổi là bao nhiêu,
- Mức này tăng hay giảm so với đợt trước bao nhiêu và lý do vì sao tăng hoặc giảm…
Số contact còn giúp người quản lý phân bố nhân lực cho các công việc hợp lý hơn và có những giải pháp để đẩy mạnh doanh thu.
>> Xem thêm: Một doanh nghiệp hoạt động có cần thiết phải khắc dấu hay không?
2. Tỷ lệ chi phí bỏ ra để có được khách hàng mới
Chỉ số KPI trong bán hàng được dùng phổ biến khác chính là tỷ lệ chi phí bỏ ra để có được khách hàng mới. Chỉ số này sẽ cho người sử dụng có phương án điều chỉnh cách tiếp cận sao cho phù hợp khi liên hệ với khách hàng.
Ví dụ, chỉ số sẽ cho biết là đội ngũ sale hoạt động tốt chưa, họ đã tìm hiểu được tiềm năng thị trường với những đối tượng khách hàng nào và hình thức liên hệ như gặp mặt trực tiếp, telesale, email,… đã phù hợp cho từng khách hàng chưa…
Chỉ số này giúp quản lý đánh giá năng lực nhân viên bằng cách so sánh tỷ lệ chuyển đổi giữa các nhân viên với nhau. giả sử nếu tỷ lệ chuyển đổi có sự khác biệt thời gian ngắn thì có thể do đối tượng khách hàng hướng đến chưa phù hợp, giải đáp chưa thuyết phục được khách hàng. Nhưng nếu tỷ lệ này diễn ra liên tục trong thời gian dài thì chứng tỏ năng lực của nhân viên đó chưa được tốt.
3. Doanh số bán hàng theo địa điểm
Doanh số bán hàng theo địa điểm là chỉ số KPI trong bán hàng giúp so sánh doanh số bán hàng theo hình thức hay địa điểm khác nhau.
Chỉ số chỉ rõ sự sai khác giữa các địa điểm về doanh thu, ở đâu có doanh thu cao và thấp nhất. Từ đó đưa ra sự đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp thúc đẩy doanh thu.
Nguyên nhân khiến doanh thu thấp có thể do nhu cầu của khách hàng ở đó quá ít vì vậy bạn có thể thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng cáo sản phẩm hoặc đổi mới hình thức bán hàng để thu hút khách hàng.
>> Xem thêm: Chế độ nghỉ hưu người lao động nên biết
4. Mức độ tương tác của khách hàng hiện tại
Ngoài việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới thì khi bán hàng bạn cũng nên chăm sóc khách hàng cũ và duy trì một mối quan hệ để thúc đẩy doanh thu.
Khi bạn tạo ấn tượng tốt thì họ cũng chính là những người truyền thông giúp quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp, cửa hàng của mình.
Khi bạn thường xuyên giữ liên lạc với khách hàng cũng như lắng nghe chia sẻ về những khó khăn trong quá trình sử dụng dịch vụ thì sẽ xây dựng được uy tín cũng như tạo thiện cảm cho khách hàng.
Trên đây là 4 chỉ số KPI trong bán hàng quan trọng giúp bạn tăng doanh thu và đánh giá được năng lực của nhân viên cũng như tình trạng bán hàng của đơn vị mình quản lý.
Từ đó, giúp bạn có những giải pháp để đưa ra những cải tiến mới để có thể phát triển và xây dựng hình ảnh tốt hơn trong mắt khách hàng.
Để được tư vấn kỹ hơn về thị trường bạn hãy liên hệ với Công ty nghiên cứu thị trường Virac để được giải đáp những băn khoăn và nghiên cứu thị trường sâu sắc hơn.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm: mua thuoc kich duc nu
Comment here